Độ căng dây đai thích hợp là yếu tố quyết định đảm bảo cho máy móc hoạt động lâu dài, hiệu quả và không gặp sự cố. Việc căng dây curoa theo khuyến nghị của nhà sản xuất là điều cần thiết khi mới lắp đặt dây đai (dây curoa) và sau một thời gian sử dụng.
Tại Sao Tiêu Chuẩn Lực Căng Dây Đai Quan Trọng?
Độ căng dây đai thích hợp là mức lực tối thiểu để dây curoa không bị trượt dưới tải trọng lớn nhất. Nếu không tuân theo tiêu chuẩn lực căng dây đai, bạn có thể gặp các vấn đề sau:
- Dây căng quá mức: Gây áp lực lớn lên puly và ổ trục, làm mòn nhanh, nứt đáy dây.
- Dây chùng: Dẫn đến trượt dây, giảm hiệu suất truyền động, phát ra tiếng kêu.
Dấu hiệu căng dây không đúng
- Tiếng kêu cót két khi khởi động máy.
- Puly mòn nhanh bất thường.
- Dây đai xuất hiện vết nứt hoặc hư hỏng sớm.
Bảng tiêu chuẩn lực căng dây đai (theo hãng Bando)
Lực căng cần điều chỉnh dựa trên loại dây và trạng thái sử dụng:
- Dây mới: Căng hơn 1.3 lần so với dây đã qua sử dụng để bù độ giãn ban đầu.
- Dây bẹ (Poly-V): Nhân lực căng với số gờ (rãnh) để tính tổng lực.
Loại dây đai | Đường kính puly | Cài đặt ban đầu | Lực căng Max | Lực căng min |
A | 3.0 – 3.4 | 3,3 | 2,9 | 2,2 |
A | 3.6 – 4.2 | 3,5 | 3,1 | 2,4 |
A | 4.6 – 6.0 | 3,7 | 3,3 | 2,5 |
B | 4.6 – 5.4 | 6 | 5,1 | 4 |
B | 5.6 – 7.4 | 6,6 | 5,5 | 4,2 |
B | 7.5 – 9.4 | 6,6 | 5,7 | 4,4 |
C | 7.0 – 8.5 | 13,2 | 11,5 | 8,5 |
C | 9.0 – 12 | 13,9 | 12,1 | 9,3 |
C | 13.0 – 16 | 14,6 | 12,6 | 9,7 |
D | 12.0 – 15.5 | 26,5 | 22,9 | 17,6 |
D | 16.0 – 21 | 27,9 | 24,3 | 18,7 |
D | 22.0 – 27 | 29,1 | 25,6 | 19,6 |
E | 17.7 – 23.6 | 39,7 | 34,4 | 26,5 |
E | 23.7 – 31.5 | 41,7 | 36,2 | 27,8 |
E | 31.6 – 39.3 | 43,7 | 37,9 | 29,1 |
AX | 2.1 – 3.4 | 4,4 | 3,7 | 2,9 |
AX | 3.6 – 4.2 | 4,6 | 4 | 3,1 |
AX | 4.6 – 6.0 | 4,9 | 4,2 | 3,3 |
BX | 3.7 – 5.4 | 7,7 | 6,6 | 5,1 |
BX | 5.6 – 7.4 | 8,2 | 7,1 | 5,5 |
BX | 8.6 – 9.4 | 8,6 | 7,5 | 5,7 |
CX | 5.8 – 8.5 | 17,2 | 15 | 11,5 |
CX | 9.0 – 12 | 18,1 | 15,7 | 12,1 |
CX | 13.0 – 16 | 19 | 16,5 | 12,8 |
3V | 2.65 – 3.35 | 5,5 | 4,8 | 3,9 |
3V | 3.65 – 4.12 | 6,4 | 5,7 | 4,4 |
3V | 4.50 – 5.6 | 7,5 | 6,6 | 5,1 |
3V | 6.00 – 10.6 | 8,6 | 7,5 | 5,7 |
5V | 7.10 – 8.5 | 19,2 | 16,7 | 13 |
5V | 9.00 – 11. | 23,3 | 20,3 | 15,6 |
5V | 12.50 – 16 | 27,3 | 23,9 | 18,5 |
8V | 12.50 – 16 | 50,9 | 44,3 | 34,4 |
8V | 17.00 – 20 | 57,1 | 49,8 | 38,6 |
8V | 21.20 – 24.6 | 61,3 | 53,3 | 41,4 |
3VX | 2.20 – 3.35 | 5,5 | 4,8 | 3,9 |
3VX | 3.65 – 4.12 | 6,4 | 5,7 | 4,4 |
3VX | 4.50 – 5.6 | 7,5 | 6,6 | 5 |
3VX | 6.00 – 10.6 | 8,6 | 7,5 | 5,7 |
5VX | 4.40 – 8.5 | 19,2 | 16,7 | 13 |
5VX | 9.00 – 11 | 23,3 | 20,3 | 15,6 |
5VX | 12.50 -16 | 27,3 | 23,8 | 18,5 |
Hướng dẫn sử dụng bút đo lực căng dây đai
Lưu ý trước khi căng dây đai cần tắt hoàn toàn thiết bị máy móc.
Bút đo độ căng hoạt động bằng cách áp lực lên dây đai và ghi nhận giá trị áp suất cần thiết để dây đai đạt độ căng chuẩn. Quá trình này giúp xác định liệu dây đai có bị chùng hoặc căng quá mức hay không, từ đó điều chỉnh lại độ căng cho phù hợp.
- Đo khoảng cách 2 tâm của puly, ví dụ là 15 inch.
- Chỉnh đáy của vòng cao su lớn trên thang bút vào mốc 15 inch
- Đặt vòng cao su nhỏ trên thang lực Force về mức 0.
- Đặt bút đo độ căng vào chính giữa và vuông góc với dây đai, ấn piston của bút xuống cho đến khi đáy của vòng cao su lớn tiếp xúc với mặt trên của dây đai bên cạnh (nếu máy chạy bằng nhiều dây đai, dây đai bên cạnh đã được căng thẳng) hoặc với một mặt phẳng đặt trên 2 Puly.
- Sau khi đo xong, đọc giá trị ở thang lực, là vị trí của vòng cao su nhỏ. Ví dụ hình bên dưới đo được lực căng 7 pound (lbs)
- Cuối cùng tìm theo loại dây rồi đến đường kính puly nhỏ nhất (Small Pulley Diameter Range (inch)) tiếp đến là lực khuyến nghị cho dây.
Ví dụ là dây B đường kính puly nhỏ đang dùng là 5 inch, thì lực khuyến nghị sẽ là 6 pound (lbs), như bảng bên dưới
Cách Điều Chỉnh Độ Căng Dây Đai
- Dây chùng: Siết puly căng dây đến mức khuyến nghị.
- Dây căng quá: Nới lỏng puly, đo lại để đạt độ căng dây đai tối ưu.
- Kiểm tra sau 24-48 giờ: Dây mới thường giãn nhẹ, cần điều chỉnh lại.
Lợi Ích Của Việc Duy Trì Tiêu Chuẩn Lực Căng Dây Đai
- Tăng tuổi thọ dây và puly: Giảm mài mòn, tránh đứt gãy.
- Hiệu suất tối ưu: Truyền lực ổn định, không hao phí năng lượng.
- Giảm chi phí bảo trì: Tránh hỏng hóc bất ngờ.
Hỗ Trợ Thêm
Bạn cần tư vấn về tiêu chuẩn lực căng dây đai hay cách đo lực căng dây đai? Liên hệ ngay:
- Hotline/Zalo: 0888 49 6272
- Email: dinhdat198x@gmail.com

Sales Engineer tại Công ty TNHH Tâm Hồng Phúc